Bạn đang xem: Tháng giêng là tháng mấy
1. Tháng Giêng là tháng mấy?2. Vì sao lại gọi là “tháng Giêng”?3. Tại sao gọi tháng Giêng là tháng ăn chơi?4. Tháng Giêng có bao nhiêu ngày?5. Những ngày, dịp lễ đặc biệt trong tháng Giêng6. Những câu hỏi thường gặp về tháng Giêng
Tháng Giêng là một cách gọi khác của tháng 1âm lịch, đây là cách gọi dân gian của ông bà ta từ xa xưa.
Ngày bắt đầu của tháng này có thể dao động trong khoảng giữa haitiết Đại Hànvàtiết Vũ Thủy, nhưng nói chung nó chủ yếu dao động xung quanhtiết Lập Xuântrong phạm vi ±10 ngày.
Đôi khi người ta vẫn gọi là tháng Một, tuy nhiên đa phần hiểu tháng một âm lịch là tháng thứ 11 (tháng Tý) trong những năm âm lịch thường.
Trong âm lịch, tháng Giêng là tháng không được phép nhuận (rất thú vị là người ta không thể ăn hai Tết Nguyên Đán trong vòng chỉ có một tháng).
Các nhà lập lịch còn thêm Can vào trước tên gọi của tháng, nên trên lịch có các tên tháng như Giáp Dần, Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần, Nhâm Dần tùy theo từng năm. Tuy nhiên, rất khó nhớ cách gọi này nếu không nhìn vào lịch.
Tháng Giêng không rơi vào một tháng dương lịch cố định trong mỗi năm, mà sẽ tùy theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng.
Để trả lời cho câu hỏi về nguồn gốc của tên gọi tháng Giêng, cần phải dùng tới những thông tin mang yếu tố lịch sử từ liên quan tới văn hóa.
Theo Giáo sư Kiều Thu Hoạch – Nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian thì xét về ngữ âm lịch sử, chữ Giêng bắt nguồn từ chữ Chính trong tiếng Hán.
“Người Trung Quốc gọi tháng 1 là Chính Nguyệt. Chữ Chính trong tiếng Hán khi chuyển sang chữ Nôm của ông cha ta thì có vần ‘iêng’. Chữ Nguyệt có nghĩa là trăng nhưng cũng mang nghĩa là ‘Tháng’. Vậy nên cách gọi "tháng Giêng" bắt nguồn từ đó” – GS nói. Vì vậy, cách gọi tháng Giêng đã được bắt nguồn từ đó.
Cũng theo vị Giáo sư này, ngày đầu tiên của tháng Giêng (mùng 1) được gọi là ngày Tết Nguyên đán. Từ “Nguyên” ở đây nghĩa là đứng đầu, là thứ nhất giống như Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên soái…
Chúng ta vẫn thường nghe đến “câu tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Sở dĩ có quan niệm này, vì trước kia có đến hơn 90% dân số nước ta gắn với nghề làm nông.
Đặc điểm của nghề nông là làm theo thời vụ. Theo cơ cấu mùa vụ thì tháng Giêng tương đối nhàn rỗi. Thời điểm này người dân có ít việc phải làm nhất trong năm.
Ngoài ra, đây cũng là tháng diễn ra nhiều lễ hội nhất. Theo như thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Việt Nam có gần 8.000 lễ hội, trong đó 2/3 lễ hội diễn ra vào dịp đầu năm.
Bên cạnh đó, trong dịp đầu xuân, nhiều gia đình cũng tranh thủ để đi du xuân, vãn cảnh. Người ta đi thăm, đi chơi, đi thưởng thức hương vị những ngày đầu xuân với tâm trạng hân hoan, phấn khởi để mong những điều tốt đẹp, thuận lợi sẽ đến trong năm mới.
Tuy nhiên, thời nay cơ cấu nghề nghiệp của nước ta đã có nhiều thay đổi, tỉ lệ nông dân ít hơn trước, còn công nhân viên chức và người làm dịch vụ đã tăng dần lên.
Do vậy, quan niệm này cũng đang ít nhiều có sự thay đổi. Người ta thường tranh thủ những ngày cuối tuần, những ngày lễ trong suốt cả năm để đi chơi chứ không chỉ là tháng Giêng như trước đây nữa.
Tháng 12 có bao nhiêu ngày? Thông thường, các tháng âm lịch chỉ có từ 29 đến 30 ngày, tùy thuộc vào từng năm. Ví dụ tháng 1 âm lịch năm 2020 và 2021 có 29 ngày, nhưng tháng 1 âm năm 2022 lại có 30 ngày...
Việc xác định ngày bắt đầu của tháng cũng như số ngày trong tháng sẽ phụ thuộc vào khoảng thời gian giữa hai trăng mới kế tiếp nhau, tuy nhiên tháng Giêng nói chung có 29 hoặc 30 ngày. Ngày đầu tiên của tháng chính là Tết Nguyên Đán (mùng 1 Tết).
Để biết chính xác tháng Giêng có bao nhiêu ngày ở các năm, tra cứu dễ dàng tại mục LỊCH ÂM DƯƠNG trên Lịch Ngày TỐT. Còn dưới đây là bảng tra số ngày trong các tháng Giêng trong 10 năm tới để bạn tiện theo dõi.
Chính vì tháng Giêng là tháng của những lễ hội, là thời gian có nhiều lễ hội nhất trong năm nên sẽ có rất nhiều dịp lễ đặc biệt trong tháng này.
Đây là dịp Tết cổ truyền của dân tộc, có ý nghĩa vô cùng to lớn. Tết Nguyên Đán cũng là cơ hội để gia đình đoàn tụ, sum vầy, là dịp để mọi người chúc tụng nhau những điều may mắn, tốt lành cho năm mới.
Ngày rằm tháng Giêng (tức là ngày 15/1 âm lịch) là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng của người dân đất Việt.
Người xưa vẫn có câu, “lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng” để thấy được rằng trong văn hóa của người Việt, ngày rằm đầu tiên của tháng Giêng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Xem thêm: Bộ Đề Thi Hsg Hóa 9 Cấp Huyện 2017-2018, Đề Thi Hsg Hóa Học 9 Huyện Quỳ Hợp 2017
Vào ngày này, mỗi nhà sẽ chuẩn bị mâm cơm để cúng gia tiên, sau đó sẽ đi chùa, đi đền để làm lễ và cầu ước sức khỏe, may mắn cho cả gia đình.
Lễ rằm tháng Giêng xưa còn thường gọi là Tết muộn bởi, những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường; những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình có người chết vào dịp Tết Nguyên đán được ăn Tết bù.
