Nếu như bạn đang tìm hiểu về quy tắc vặn nút chai hay các quy tắc xác định từ trường? Hãy tham khảo ngay bài viết bên dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp thông tin từ A-Z.

Bạn đang xem: Quy tắc đinh ốc

1. Quy tắc vặn nút chai

*

Quy tắc vặn nút chai hay còn được gọi là quy tắc xoáy đinh ốc. Quy tắc này giúp bạn xác định chiều của từ trường dòng điện. Nếu như dòng điện thẳng thì chiều của từ trường là chiều quay của cái vặn nút chai hoặc là của đinh ốc tiến theo dòng điện đó. Nếu như là dòng điện tròn thì chiều của từ trường ở trong chính vòng tròn đó là chiều tiến lên của cái vặn nút chai khi mà nó quay theo chiều của dòng điện.

Top 4 nam châm vĩnh cửu phổ biến nhất trên thị trườngTop 10 nồi chiên không dầu tốt nhất hiện nayTop máy lọc nước tại vòi tốt nhất 2021

2. Các quy tắc xác định từ trường

Trước khi tìm hiểu về quy tắc xác định từ trường thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về từ trường đã nhé.

2.1. Từ trường, hướng của từ trường

- Từ trường là một dạng vật chất, nó tồn tại ở trong khong gian. Biểu hiện cụ thể của từ trường là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay là một nam châm đặt bên trong đó.

- Từ trường định hướng cho nam châm nhỏ.

- Quy ước: Hướng của từ trường ở một điểm chính là hướng Nam – Bắc của kim nam châm nhỏ cân bằng tại chính điểm đó.

2.2. Các quy tắc xác định từ trường

Quy tắc nắm bàn tay phải

*

Quy tắc nắm bàn tay phải (quy tắc nắm tay phải) trong tiếng Anh được gọi à Right-hand rule. Đây là một quy tắc khá phổ biến được nhắc đến nhiều trong vật lý và toán học. Nó được sử dụng để nhận biết các quy ước được ký hiệu vectơ trong 3 chiều. Có một vài nguyên tắc nắm tay phải khác nhau để người đọc dễ dàng hình dung các vật chất, ứng dụng trong từng trường hợp và mục đích khác nhau.

- Quy tắc bàn tay phải là xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong một dây dẫn chuyển động trong cùng một từ trường. Bạn phải nắm bàn tay phải sao cho ngón cái dọc theo dây dẫn mang dòng điện và nó cũng chỉ chính dòng điện đó. Tiếp theo cần phải chụm 4 ngón tay còn lại, chiều khum của 4 ngón tay này là chiều của đường sức từ.

Quy tắc nắm bàn tay trái

*

- Quy tắc bàn tay trái trong tiếng Anh được gọi là Fleming. Nó là một quy tác để xác định hướng của lực do một từ trường tác động lên một đoạn mạch có dòng điện đi qua và được đặt trong chính từ trường. Bạn sẽ phải đặt bàn tay trái sao cho đường cảm ứng từ hướng vào lòng bàn tay. Lúc đó, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa sẽ hướng theo chiều dòng điện. Ngón cái choãi ra một góc 90 độ chỉ chiều của lực điện từ.

- Quy tắc này được dựa trên chính cơ sở lực từ tác động lên dây điện, cụ thể là theo biểu thức của toán học như sau:

F = I dl xB

Trong đó:

+ F là lực từ

+ I là cường độ của chính dòng điện

+ dl chính là vectơ có độ dài bằng độ dài của đoạn dây điện và nó hướng theo chiều của dòng điện.

+ B chính là véc tơ cảm ứng từ trường

- Có thể bạn chưa biết, phương lực của F là phương tích của vectơ của dl và B. Chính vì thế mà bạn có thể xác định tuân theo quy tắc bàn tay trái như ở trên.

- Thế nhưng bạn cũng có thể xác định được phương hướng của F theo quy tắc bàn tay phải.

Với một số thông tin tổng quát về quy tắc nắm bàn tay phải và nắm bàn tay trái này, bạn sẽ tự so sánh được hai quy tắc này và biết khi nào nên sử dụng quy tắc đó. Tuy nhiên 2 quy tắc này khá dễ nhầm lẫn, vì vậy mà phải nghiên cứu tương đối kỹ.

Sử dụng quy tắc nắm bài tay phải và nắm bàn tay trái

- Trong vật lý: Quy tắc nắm bàn tay phải sẽ sử dụng để xác định chiều của dòng điện khi đã biết chiều của cảm ứng từ hoặc là để xác định chiều của cảm ứng từ khi đã biết chiều của dòng điện.

Xem thêm: Dừa Ngọt Ăn Cả Vỏ Được Giới Thiệu Bởi Vlogger Đồng Quê Việt Nam

- Trong toán học: Quy tắc nắm bàn tay phải được người ta dùng trong việc xác định hướng cảm sinh đường cong khi áp dụng định lý Stokes. Lúc này bạn cần nắm bàn tay phải để ngón cái choãi ra chỉ theo chiều của véc tơ pháp tuyến. 4 ngón tay còn lại sẽ cho bạn biết định hướng cảm sinh của đường cong biên như thế nào?

Ứng dụng của quy tắc

- Quy tắc nắm bàn tay được ứng dụng trọng điện từ. Cụ thể hơn thì nó được sử dụng trong điện tử học.

Như vậy, bài viết trên đây bạn đã cùng chúng tôi tìm hiểu xong về quy tắc vặn nút chai và các quy tắc xác định từ trường. Rất hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở bài viết này sẽ có ích cho bạn trong việc tìm hiểu. Bên cạnh đó cũng đừng quên thường xuyên truy cập vào trang web để được cập nhật thêm kiến thức mới nhé!

Động cơ vĩnh cửu là gì? Có những loại nào? Kiến thức bổ íchRobot hình người (Robot Humanoid) glaskragujevca.net phát triển hỗ trợ con ngườiRobot tự hành AGV chạy ổn định chạy tự động vận chuyển hàng hóa trong nhà máy