Con gián có lẽ không còn xa lạ với mỗi gia đình. Chúng thường trú ngụ trong góc bếp và gieo rắc nhiều vi khuẩn cho con người. Để tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm cũng như tác hại của loài côn trùng này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!


Nội dung bài viết

8. Phân loại gián10. Các món ăn từ gián11. Các cánh diệt gián tận gốc tại nhà hiệu quả

1. Đặc điểm của loài gián

Con gián là 1 loài côn trùng thuộc động vật chân khớp đã có mặt cách đây 300 triệu năm trên Trái Đất. Chúng được đánh giá là một trong những loài dễ thích nghi và phát triển nhất trên thế giới.

Bạn đang xem: Con gián có mấy chân

Cơ thể 1 con gián thường có màu nâu nhạt, bẹt và nằm ngang. Chúng có thể dài từ 3 – 8cm tùy loài, con cái thường lớn hơn con đực.

*

2 cánh của gián rất lớn và bao phủ hoàn toàn phần thân, tuy nhiên không phải loài gián nào cũng dùng cánh để bay.

Đầu gián nhỏ và được che chở bởi phần ngực đặc biệt. 2 râu dài được chia thành các đốt nhỏ, có các xúc tu giúp chúng cảm nhận mùi hương rất nhạy cảm.

Con gián rất tinh nghịch. Cũng như hầu hết các loài côn trùng khác, con dán có 6 chân.

Tuy nhiên chân gián có nhiều gai, đem lại cho chúng khả năng bám chắc, di chuyển rất nhanh qua nhiều bề mặt như sàn nhà, tường hoặc trần nhà.

Gián không có khả năng giữ thăng bằng khi lật ngửa, và chúng rất khó để lật người lại.

2. Gián sống ở đâu?

Bạn có thể tìm thấy những ổ gián ở những góc tối, ẩm thấp, ấm áp trong nhà bếp, các khách sạn, nhà hàng hay bãi rác, miễn là nơi đó có thức ăn và rác thải.

Tận dụng cơ thể dẹt ngang của mình, chúng có thể len lỏi qua các khe nhỏ để ra vào nhà bạn.

*

Ngoài ra, gián sống theo đàn nên bạn có thể dễ dàng bắt gặp vài ba con gián cùng một lúc, chứ chúng rất ít khi hoạt động đơn lẻ.

3. Gián đẻ trứng hay đẻ con? Sinh sản thế nào?

Con gián là một loài côn trùng đẻ trứng. Chúng thường bò ra ngoài vào ban đêm để giao phối và sinh sản. Sau khi mang thai, gián cái sẽ sinh sản trong thời gian rất ngắn.

Con cái sẽ đẻ ra một bọc trứng, trong đó có khoảng 10 – 22 trứng tùy loại gián.Một số loại có thể đẻ tối đa 40 quả trứng trong 1 lần.

Mặc dù vòng đời khá ngắn nhưng gián cái có thể đẻ khoảng 10 – 15 lần, số lượng lên tới 150 quả trứng.

*

4. Vòng đời của gián

Hầu hết các loại gián trên thế giới đều trải qua 3 giai đoạn trong cuộc đời:

Trứng: Sau khoảng 2 – 8 tuần, tùy loại gián cũng như điều kiện thời tiết, trứng gián sẽ rơi ra khỏi túi trứng và nở thành ấu trùng gián.Ấu trùng: Có kích thước khá nhỏ và màu trắng đục, gián con tương tự con trưởng thành nhưng nhỏ hơn và chưa có cánh. Chúng sẽ phải trải qua nhiều lần lột xác để phát triển hoàn thiện và trưởng thành.Trưởng thành: Sau khoảng 1 – 2 năm từ khi sinh ra, con gián nhỏ sẽ có cánh và trưởng thành hoàn toàn, đủ khả năng sinh sản và tiếp tục giao phối, đẻ trứng.

5. Con gián có độc hại không?

Gián là một trong những loài côn trùng không dễ thương chút nào bởi chúng gây hại cho con người.

Cơ thể chúng chứa một lượng lớn vi khuẩn và chúng sẽ gieo rắc vi khuẩn lên thức ăn, đồ vật khi bò trong nhà.

*

Một số bệnh nguy hiểm gián có thể lây lan cho con người như: tiêu chảy, ngộ độc, thương hàn, kiết lỵ,… Phân gián cũng là tác nhân gây dị ứng, hắt hơi, sổ mũi cho con người.

Ngoài ra, cơ thể gián tiết ra mùi hôi khó chịu, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Vì vậy, nếu phát hiện trong nhà có gián, bạn cần tìm biện pháp tiêu diệt chúng triệt để.

6. Con gián ăn gì để sống?

Gián là loài gặm nhấm, chúng rất phàm ăn và thức ăn của chúng cũng khá đa dạng. Chúng thích ăn thịt, đồ ngọt và tinh bột.

Tuy nhiên, chúng cũng có thể gặm nhấm tóc, giấy và rác thải, gỗ phân hủy… bất cứ thứ gì có thể gặm được mà chúng nhìn thấy.

Đó là lí do vì sao gián rất thích sinh sống trong khu vực bếp. Chúng cũng cần uống nước vì nếu thiếu nước, chúng sẽ chết sau 7 ngày.

*

7. Con gián có kêu không?

Người ta hầu như không bao giờ nghe thấy gián kêu. Nhưng sự thật là chúng có kêu rất bé khiến bạn không để ý, không làm phiền đến cuộc sống con người.

Chỉ có loài gián Madagascar là phát ra tiếng rít khá to mà thôi.

8. Phân loại gián

Trên Thế giới hiện có hơn 3000 loại gián khác nhau. Trong số đó, nổi bật nhất là 5 loại gián sau:

Gián Mỹ

Chúng có tên tiếng anh là Periplanete Americana. Mặc dù có nguồn gốc từ nước Mỹ nhưng hiện nay, loài gián này đã có mặt tại hầu hết mọi nơi trên thế giới.

Khi sinh sản, túi trứng của gián Mỹ dài khoảng 1cm và có trung bình 17 trứng.

*

Cơ thể mỗi con gián Mỹ có màu nâu đỏ, đậm hơn so với phần lớn loài khác, dài từ 3 – 5 cm. Chúng được đánh giá là loài có kích thước bự. Đặc điểm nhận diện rõ rệt là 2 chấm tròn khá to trên vai chúng.

Gián Úc

Gián Úc có tên tiếng anh là Periplanete Australasiae, thường sống tập trung tại nước Úc, nơi có khí hậu nhiệt đới. Gián Úc có kích cỡ bé hơn gián Úc, thường từ 3,1 – 3,7cm. Cơ thể chúng có màu đen xám đặc trưng.

Ngoài ra, mỗi con dán Úc thường có 2 sọc vàng dài bằng ⅓ thân. Túi trứng của gián Úc khá lớn, có thể chứa tới 25 quả trứng.

Gián Đức

Gián Đức có tên tiếng anh là Blattella Germanica. Chúng có thể sinh sắp ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất.

Loài gián này có màu nâu sáng, kích thước khá nhỏ, chỉ dài khoảng 1 – 1,5 cm. Túi trứng của chúng dài trung bình 8 cm, có thể chứa tới 40 trứng.

*

Gián đất

Gián đất có tên tiếng anh là Eupolyphaga sinensis, một số tên gọi khác là địa ô quy, thổ miết trùng,…

Đây là một loài gián đặc biệt bởi chúng không có cánh, hình dáng cũng khác so với hầu hết các loài gián.

Không như gián thường có thân hình dẹt, con gián đất tròn vo, vỏ cứng màu nâu đen và có khả năng di chuyển cực kỳ nhanh chóng.

Chúng sinh sống ở nơi ẩm thấp, tối tăm miền Tây Trung Hoa và đất nước Mông Cổ xưa. Đây được xem là 1 trong những loại dược liệu quý giá của người Trung Quốc, giúp chữa đau bụng kinh, tắc sữa, viêm loét miệng, lưỡi tê cứng,…

*

Gián bạch tạng

Nhiều người từng nhìn thấy những con gián trắng muốt, không màu sắc trong nhà và nghĩ rằng đó là một loài gián lạ.

Tuy nhiên, trên thực tế, đó chỉ là những con gián con mới lột xác. Lúc này, lớp vỏ ngoài của chúng rất mềm yếu và có màu trắng như bị bạch tạng.

Xem thêm: Nghị Luận Xã Hội Về Ý Chí Nghị Lực, Nghị Luận Về Ý Chí, Nghị Lực Sống (28 Mẫu)

Sau một vài ngày tiếp xúc không khí, chúng sẽ cứng lên và đậm màu dần.