Định luật ôm cho đoạn mạch chứa nguồn, máy thu
II/ Bài tập định luật ôm cho đoạn mạch chứa nguồn, máy thu sử dụng phương pháp hiệu điện thế và định lý về nút mạch.
Bạn đang xem: Bài tập định luật ôm cho đoạn mạch chứa nguồn
Bài tập 1. Cho mạch điện như hình vẽ

E1 = 8V; r1 = 1,2Ω; E2 = 4V; r2 = 0,4Ω; R = 28,4Ω; UAB = 6V
a/ Tính cương độ dòng điện trong mạch và cho biết chiều của nó
b/ Tính hiệu điện thế U$_{AC}$ và U$_{CB}$
Bài tập 2. Cho mạch điện như hình vẽ

E1 = 2,1V; E2 = 1,5V; r1 = r2 = 0; R1 = R3 = 10Ω; R2 = 20Ω
Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và qua các điện trở.
Bài tập 3. Cho mạch điện như hình vẽ

E1 = E2 = 6V; r1 = 1Ω; r2 = 2Ω; R1 = 5Ω; R2 = 4Ω
Vôn kế chỉ 7,5V có điện trở rất lớn cực dương mắc vào điểm M Tính
a/ Hiệu điện thế U$_{AB }$
b/ Điện trở R
c/ Công suất và hiệu suất của mỗi nguồn
Bài tập 4. Cho mạch điện như hình vẽ

R = 10Ω; r1 = r2 = 1Ω ; R$_{A}$ = 0; khi dịch chuyển con chạy đến giá trị R$_{o }$số chỉ của ampe kế không đổi bằng 1A. Xác định E1; E2
Bài tập 5. Cho mạch điện như hình vẽ

E1 = 12V; r1 = 1Ω; E2 = 6V; r2 = 2Ω; E3 = 9V; r3 = 3Ω; R1 = 4Ω; R2 = 2Ω; R3 = 3Ω. Tính U$_{AB }$và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
Bài tập 6. Cho mạch điện như hình vẽ

E1 = 10V; r1 = 0,5Ω; E2 = 20V; r2 = 2Ω; E3 = 13V; r3 = 2Ω; R1 = 1,5Ω; R3= 4Ω
a/ Tính cường độ đòng diện chạy trong mạch chính
b/ Xác định số chỉ của vôn kế
Bài tập 7. Cho mạch điện như hình vẽ

E1 = 1,9V; r1 = 0,3Ω; E2 = 1,7V; r1 = 0,1Ω; E3 = 1,6V; r3 = 0,1Ω. Ampe kế A chỉ số 0. Tìm R và các dòng điện. Coi rằng điện trở của ampe kế không đáng kể, điện trở vôn kế vô cùng lớn.
Bài tập 8. Cho mạch điện như hình vẽ

E1 = 12V; r1 = 1Ω; E2 = 6V; r2 = 2Ω; E3 = 9V; r3 = 3Ω; R4 = 6Ω; R1 = 4Ω; R2 = R3 = 3Ω
Tính hiệu điện thế giữa AB
Bài tập 9. Cho mạch điện như hình vẽ

E = 3V; r = 0,5Ω; R1 = 2Ω; R2 = 4Ω; R4 = 8Ω; R5 = 100Ω. Ban đầu K mở và ampe kế I = 1,2A coi R$_{A}$ = 0
a// Tính UAB và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
b/ Tìm R3 và U$_{MN}$
c/ Tìm cường độ dòng điện trong mạch chính và mỗi nhánh khi K đóng.
Bài tập 10. Cho mạch điện như hình vẽ

E1 = 20V; E2 = 32V; r1 = 1Ω; r2 = 0,5Ω; R = 2Ω. Tìm cường độ dòng điện trong mỗi nhánh
Bài tập 11. Cho mạch điện như hình vẽ

E = 80V; R1 = 30Ω; R2 = 40Ω; R3 = 150Ω; R + r = 48Ω, ampe kế chỉ 0,8A; vôn kế chỉ 24V
1/ Tính điện trở R$_{A}$ của ampe kế và điện trở R$_{V}$ của vôn kế.
2/ Khi chuyển R sang song song với đoạn mạch AB. Tính R nếu
a/ Công suất tiêu thụ trên điện trở mạch ngoài cực đại
b/ Công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt cực đại
Bài tập 12. Cho mạch điện như hình vẽ

E = 24V; cac vôn kế giống nhau.
1/ Nếu r = 0 thì V1 chỉ 12V
a/ chứng tỏ các vôn kế có điện trở hữu hạn.
b/ Tính số chỉ trên V2
2/ Nếu r khác 0, tính lại sô chỉ các vôn kế, biết mạch ngoài không đổi và tiêu thụ công suất cực đại.
Bài tập 13: Cho mạch điện như hình vẽ e1 = 12V; e2 = 9V; e3 = 3V; r1 = r2 = r3= 1Ω, các điện trở R1 = R2 = R3 = 2Ω. Tính UAB và cường độ dòng điện qua các nhánh.

Bài tập 14: Cho mạch như hình vẽ: e1 = 24V; e2 = 6V; r1 = r2 = 1Ω; R1 = 5Ω; R2 = 2Ω; R là biến trở. Với giá trị nào của biến trở thì công suất trên R đạt cực đại, tìm giá trị cực đại đó.

Bài tập 15: Cho mạch điện như hình vẽ:

e1 = 6V; e2 = 18V; r1 = r2 = 2Ω; Ro = 4Ω; Đèn Đ ghi: 6V – 6W; R là biến trở.
a/ Khi R = 6Ω, đèn sáng thế nào?
b/ Tìm R để đèn sáng bình thường?
Bài tập 16: Cho mạch như hình vẽ:

e1 = 18V; e2 = 9V; r1 = 2Ω; r2 = 1Ω; R1 = 5Ω; R2 = 10Ω; R3 = 2Ω; R là biến trở.
Xem thêm: Đề Kiểm Tra 1 Tiết Hình Học 12 Chương 1 Trắc Nghiệm Violet, Kiểm Tra Hình Học 12 Chương 1
Tìm giá trị của biến trở để công suất trên R là lớn nhất, tính giá trị lớn nhất đó.
Bài tập 17: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ:

R1= 4Ω; R2= 2Ω; R3 = 6Ω,
R4= R$_{5 }$= 6Ω, E2 = 15V , r = 1Ω , E1 = 3V , r1 = 1Ω
a/ Tính cường độ dòng điện qua mạch chính
b/ Tính số UAB; U$_{CD}$; U$_{MD}$
c/ Tính công suất của nguồn và máy thu
Đ/S: I = 1A; UAB = 4V; U$_{CD}$= – 2/3V; U$_{MD}$ = 34/3V; PN = 15W, P$_{MT}$ = 4W